Phòng chống Mối công trình

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho mối mọt và các sinh vật hại nói chung phát triển mạnh. Theo thống kê mới nhất, tổng số loài mối hiện có tại Việt Nam là: 29 loài, chúng ngày đêm phá hoại và hậu quả mà chúng gây ra là không thể lường hết được, đây là loài côn trùng có tổ chức xã hội rất cao, khả năng sinh sản và phân đàn lớn.

Phòng chống Mối công trình

Trong các công trình xây dựng mối có thể đục tường xây bằng xi măng mác thấp hoặc một số vật liệu nhựa nhờ tiết ra chất axít. Thực tế hầu hết các công trình không được xử lý phòng mối từ nền móng thì chỉ sau một thời gian ngắn đã bị mối làm hư hại các kết cấu gỗ trang thiết bị bên trong, gây chập điện, sụt móng…, buộc phải sửa chữa, thay thế rất tốn kém. Mặc dù hiện nay đã có phương pháp diệt mối tận gốc nhưng tốt nhất nên cần Phòng chống Mối công trình xây dựng

DỰ TOÁN PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH

1. Chi phí cho một số công tác phòng mối:

Đơn vị tính: đồng/1 đơn vị

TT Thành phần công việc Đơn vị Giá trị
1 Xử lý hàng rào phòng mối bao ngoài m 475.000 – 992.000
2 Xử lý hàng rào phòng mối bên trong m 217.000 – 384.000
3 Xử lý phòng mối mặt nền m2 130.000 – 438.000
4 Xử lý phòng mối tường m2 100.000 – 189.000
5 Lắp đặt hệ thống bảo trì m 180.000 – 250.000

2. Chi phí cho một mũi khoan sâu 30 – 35cm, phi 18-22mm và bơm thuốc chống mối (không kể thuốc) như sau: (Mã hiệu A.41)

TT Thành phần hao phí Chi phí (đ)
1 Chi phí máy  
– Máy khoan 630
– Máy bơm thuốc 300
– Tiêu thụ điện năng 630
  Cộng 1.560
2 Chi phí vật liệu phụ  
– Mũi khoan 540
– Xi măng trắng P400 270
– Thùng khối, thước dây, dây điện, ống cao su, khẩu trang, găng tay 720
  Cộng 1.530
3 Nhân công (tính theo mức lương 1.150.000đ/tháng)  
– Công khoan 2.700
– Công bơm thuốc. 7.560
– Bịt lỗ khoan, vệ sinh 1.800
  Cộng 12.060

3. Điều kiện áp dụng: (nhân với hệ số K)

Đơn giá trên được nhân với hệ số K trong các trường hợp sau:

– Công trình có bê tông dày ≥ 20 cm hoặc bê tông cốt thép:       K = 2,5

– Công trình có nền bê tông dày 10 – 20 cm:       K = 2

– Công trình có nền bê tông 7 – 10 cm:       K = 1,75

– Công trình có nền bê tông dày ≤ 7 cm:       K = 1,5

– Công trình có bê tông lót hoặc lát gạch:       K = 1,0

– Khoan ở độ sâu 50 – 100 cm:        K2 = 1,7

– Khoan ở độ sâu 100 – 150 cm:       K3 = 2

Phân loại công trình PHÒNG CHỐNG MỐI

Phân loại yêu cầu phòng chống mối bảo vệ công trình xây dựng. Để có các giải pháp phòng chống mối phù hợp với yêu cầu sử dụng, chất lượng xây dựng và điều kiện kinh tế cho phép, yêu cầu phòng chống mối cho công trình được chia thành 4 loại sau đây:

phan loai cong trinh xay dung

Loại A – Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức cao, gồm các công trình đặc biệt, công trình cao tầng, công trình có niên hạn sử dụng từ 100 năm trở lên như: các nhà bảo tàng, thư viện, lưu trữ, cơ quan, văn phòng, công trình văn hóa lịch sử, nhà sản xuất, nhà kho có chứa hoặc sử dụng các thành phẩm quý hiếm có chứa xenlulô.
Loại B – Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức khá, gồm các công trình có niên hạn sử dụng từ 50 năm đến dưới 100 năm.
Loại C – Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức trung bình, gồm các công trình có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm, nhà ít tầng xây dựng ở vùng có mối hoạt động.
Loại D – Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức thấp gồm các công trình ít quan trọng xây dựng ở vùng địa lý không có mối hoạt động như nhà sản xuất, nhà kho làm bằng các vật liệu kết cấu không có chứa xenlulô. Nhà có chứa hoặc sử dụng, gia công các vật liệu thành phẩm không có chứa xenlulôzơ

Công trình loại A, B là loại phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi lập dự án thiết kế và trong thi công xây dựng. Công trình loại C là loại có thể xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp chống mối nhưng chủ yếu phải xử lý thuốc phòng chống mối cho các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí và hệ thống cửa bằng gỗ hoặc vật liệu chứa xenlulô. Công trình loại D là loại không áp dụng ngay các biện pháp phòng chống mối trong khi thiết kế, thi công xây dựng.

PHƯƠNG PHÁP CHỐNG MỐI CÔNG TRÌNH

Phòng chống mối bằng thuốc

Trước khi thi công phòng chống mối cho công trình, các bên chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thi công phòng chống mối cần có văn bản phối hợp về tiến độ để phát huy hiệu quả và để công việc không chồng chéo lên nhau.

Khi đào đắp nền, nếu phát hiện có tổ mối trên khu đất phải đào cho tới tổ mối, xử lý thuốc diệt mối vào vị trí đó và vào phần đất đắp. Công việc này phải làm xong trước các công việc san nền và làm móng.
Xem Phương pháp Phòng chống Mối bằng thuốcphong chong moi bang thuoc

Phòng chống mối bằng phương pháp kết hợp

Qui định chung cho các loại công trình. Xem thêm: Phương pháp phòng chống Mối kết hợp
Khi thi công móng và nền phải lấy hết các tấm ván khuôn, không để sót lại các mảnh ván hoặc gỗ vụn, mùn cưa, dăm bào, giấy, bao xi măng xung quanh móng, mặt nền, các khe lún hoặc khe co giãn của các chân tường. Các khe giữa các tường đôi hoặc cột đôi của hai đơn nguyên, nếu đổ bê tông tại chỗ phải dùng các vật liệu không có chứa xenlulô để chèn (như tấm vữa, chất dẻo v.v…), phòng khi không lấy ra được sẽ không tạo thành nơi trú ngụ và đường đi của mối thâm nhập lên các tầng. Nếu dùng ván gỗ để chèn thì phải xử lý ngâm tẩm thuốc phòng chống mối trước khi dùng.

Khi dùng gỗ, tre làm kết cấu chịu lực hoặc làm các bộ phận trang trí, làm cửa và khung cửa, các bộ phận đó phải được xử lý (ngâm, tẩm, phun, quét) thuốc phòng chống mối hoặc thuốc bảo quản lâm sản. Nếu là gỗ thuộc nhóm cần xử lý bảo quản (xem Phụ lục B) thì thành phẩm sau khi gia công phải được xử lý thuốc phòng chống mối hoặc thuốc bảo quản lâm sản trước khi dùng sơn hoặc vécni.

Trường hợp có cắt, gọt, gia công thêm thì các bộ phận đó phải được xử lý bổ sung. Nếu gỗ thuộc nhóm không cần xử lý bảo quản (xem Phụ lục B), nhưng có lẫn gỗ dác thì phải xử lý như gỗ thuộc nhóm cần xử lý bảo quản. Trong trường hợp gỗ thuộc nhóm không cần xử lý bảo quản nhưng dùng ở những nơi ẩm ướt cũng phải được xử lý bảo quản.

Phòng chống Mối kết hợp

Hướng dẫn sử dụng hệ thống chống mối bằng lưới thép

phong chong moi bang thep
Phòng chống mối cho bề mặt nền

Lưới thép được cài đặt xuống mặt nền trước khi lát nền hoặc đổ bê tông mặt nền tầng 1 hoặc tầng hầm để ngăn mối không di chuyển được từ mặt nền lên.

 Phòng chống mối cho bề mặt ngang tường

Lưới thép được cài đặt cho bề mặt ngang chân tường để ngăn mối di chuyển bên trong bề mặt vữa của chân tường, khi lắp đặt hạng mục này thì phải có đầu nối với hệ thống lưới được cài đặt trong mặt nền hoặc trong kết cấu bê tông mối không di chuyển được.

 Phòng chống mối cho chân tường phía ngoài

Lưới thép được cài đặt cho chân tường phía ngoài sát chân tường, chân móng phần chìm dưới đất để ngăn mối di chuyển từ bên ngoài vào công trình qua đường chân tường, khi lắp đặt hạng mục này thì đầu dưới của lưới thép phải được nối với lưới thép hoặc được cài đặt trong tường hoặc trong kết cấu bê tông mối không di chuyển được còn đầu trên phải ngang bằng cốt mặt nền phía ngoài.

Phòng chống mối cho bề mặt tường tiếp giáp

Đối với các công trình có bề mặt tường tiếp giáp với các công trình bên cạnh thì lưới thép được cài vào bề mặt tường tiếp giáp để ngăn mối di chuyển từ công trình bên cạnh sang.

Phòng chống mối cho các cấu kiện khác

Đối với các cấu kiện xiên ngang qua tường, nền thì phải cài đặt lưới thép để không cho mối di chuyển qua.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC PHÒNG CHỐNG MỐI

Thuốc phòng chống mối hiện nay có 2 dạng: Dạng lỏng và dạng bột. Chỉ được sử dụng các loại thuốc trong danh mục được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Đơn vị thi công công tác phòng chống mối có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc phòng chống mối cho các phần việc trong phòng chống mối bằng thuốc” theo kinh nghiệm thực tiễn trong giai đoạn hiện nay như sau:

Xử lý mặt trong và ngoài tường móng

– với thuốc dạng lỏng: Mức thuốc dùng từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 tường móng.

Hàng rào ngầm phòng mối bên trong

với thuốc dạng lỏng: Mức thuốc dùng từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m hàng rào.

với thuốc dạng bột: Mức thuốc dùng từ 2 kg đến 2,2 kg/m hàng rào.

Xử lý mặt nền

– với thuốc dạng lỏng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 nền.

– với thuốc dạng bột: Từ 2 kg đến 3 kg/m2 nền.

Hàng rào ngầm phòng mối bên ngoài

– với thuốc dạng lỏng: Từ 5 lít dung dịch đến 6 lít dung dịch/m hàng rào.

– với thuốc dạng bột: Từ 4,8 kg đến 6 kg/m hàng rào.

Xử lý chân tường trong và ngoài công trình và phần tường tiếp giáp với các khuôn cửa gỗ

– với thuốc dạng lỏng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 tường.

Xử lý các mặt tường trong tầng hầm

– với thuốc dạng lỏng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 tường.

Xử lý sàn tầng hầm

– với thuốc dạng lỏng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 sàn.

Bảo quản các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulô

– với thuốc dạng lỏng: Từ 0,35 lít dung dịch đến 0,5 lít dung dịch/m2 mặt gỗ.

Những người làm công tác phòng chống mối phải thường xuyên cập nhật thông tin đặc biệt là “danh mục thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản) được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng năm.

ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC XỬ LÝ PHÒNG MỐI

  • Hàng rào phòng mối bên ngoài công trình:
  • Hàng rào phòng mối bên trong công trình:
  • Công tác xử lý mặt nền công trình:Công tác xử lý tường, phần móng công trình
  • Công tác xử lý phòng mối sàn các tầng
  • Xử lý phòng mối các khu vực khác trên nền công trình
  • Xử lý phòng chống mối và côn trùng gây hại cho gỗ và lâm sản khác
  • Lắp đặt hệ thống bảo trì phòng mối

Xem định mức xử lý Mối

5/5 - (7 bình chọn)